Theo thống kê từ khóa học xăm hình thì rất nhiều người chưa biết về những điều được chia sẻ dưới đây mặc dù đang sở hữu nhiều hình xăm trên cơ thể. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé !
Nhiều người cho rằng, không được hiến máu khi xăm hình
Đây là nhận định hoàn toàn không có căn cứ và nghe thật vô lý dù nhiều người tin rằng đó là sự thật. Bạn sẽ được hiến máu nếu đạt đầy đủ các chỉ tiêu mà địa điểm tiếp nhận hiến máu đưa ra như: cân nặng, không mắc bệnh truyền nhiễm, không bị ốm sốt…chứ không có lý do là xăm hình.
Điều khiến người ta dè dặt đó là, nếu xăm hình ở những địa điểm không đảm bảo an toàn, dẫn đến hình xăm bị nhiễm trùng, gây sốt hoặc bạn có khả năng bị lây bệnh truyền nhiễm… thì tất nhiên, bạn sẽ không được hiến máu. Tuy nhiên, xét cho cùng thì hai việc này hoàn toàn chẳng liên quan gì đến nhau cả.
Xăm phun an toàn hơn không nhỉ?
Một suy nghĩ sai lầm! Theo chuyên gia dạy xăm hình nghệ thuật thì xăm phun là một hình thức xăm tạm thời, bằng cách phun mực lên da để tạo thành hình xăm. Tuỳ vào loại mực và cách giữ gìn mà những hình xăm loại này có thể giữ ở trên da từ một vài ngày đến một vài tuần. Tuy nhiên bạn đừng nghĩ xăm phun an toàn hơn xăm thật nhé. Bởi vì, trên thị trường chủ yếu lưu hành loại mực rẻ tiền, chất lượng kém, xuất xứ từ không rõ ràng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dùng (gây dị ứng, viêm da, bỏng da…). Vì vậy, kể cả bạn xăm thật hay xăm phun bạn cần tìm địa chỉ uy tín chứ không phải suy nghĩ về vấn đề cái nào an toàn hơn cái nào.
Xăm hình sẽ chảy nhiều máu đúng không?
Trong xăm hình, theo tiêu chuẩn kĩ thuật và an toàn, Thợ xăm hình chỉ dùng máy xăm đưa mực vào phần trên của lớp hạ bì ở da (ngay phía dưới lớp biểu bì) theo cách xăm hình thông thường. Vì lớp hạ bì có chứa các mạch máu nhỏ và dây thần kinh nên khi xăm, vùng xăm sẽ chỉ ra một chút nước mô mà thôi.
Bạn không nên nghe đồn thổi mà cần tìm hiểu kĩ trước khi quyết định xăm hình. Hãy đến những cơ sở uy tín và nói chuyện trực tiếp với các chuyên gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét